3N, tự do báo chí và xã hội dân sự

Quyết định đình bản và xử phạt 207 triệu đồng với báo Tri Thức Trẻ vì đăng bài "3N" làm hài lòng nhiều người vì có vẻ đa số đều lên án bài báo. Nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là một hành vi kiểm duyệt và là biểu hiện sinh động cho một nền báo chí bị nhà nước thao túng.

Về cơ bản, tòa soạn này có quyền đăng bất cứ cái gì nó muốn, kể cả đăng bài chửi một lãnh đạo nào đó là "3N". Vấn đề phán xét bài báo có đạo đức hay không là việc của xã hội chứ không phải của nhà nước. Nếu muốn, người ta có nhiều cách để trừng phạt và ngăn chặn những hành vi tương tự thông qua việc tẩy chay tờ báo với tư cách là người tiêu dùng hoặc thông qua việc khởi kiện dân sự, trong đó người khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh sự liên quan giữa bài báo và thiệt hại của bản thân.

Việc nhà nước đưa ra một phán quyết thuần túy về đạo đức vô hình chung áp đặt cho toàn xã hội một tiêu chuẩn đạo đức duy nhất và phá vỡ tính đa nguyên của xã hội, chẳng khác nào các quốc gia hồi giáo xử tử hình phụ nữ ngoại tình.

Nếu như xã hội hài lòng với quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông thì điều đó cho thấy tâm lý xã hội chưa sẵn sàng cho một xã hội dân sự và xã hội vẫn muốn phó thác cho nhà nước những công việc đúng ra là của mình. Đó là mảnh đất tương đối màu mỡ cho các nhà độc tài.

Comments

  1. "Nếu muốn, người ta có nhiều cách để trừng phạt và ngăn chặn những hành vi tương tự thông qua việc tẩy chay tờ báo với tư cách là người tiêu dùng hoặc thông qua việc khởi kiện dân sự, trong đó người khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh sự liên quan giữa bài báo và thiệt hại của bản thân".

    Cá nhân mình thấy riêng trong vấn đề tự do ngôn luận, nếu buộc người khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh thì nhiều khi rất khó, thậm chí không thực hiện được.

    Ví dụ, công dân A bảo "Ngọc Trinh trắng như heo ấy nhỉ?". Giả sử Ngọc Trinh thấy bị xúc phạm thì làm sao chứng minh được đó là lời xúc phạm, và thiệt hại của nó gây ra cho cô ấy là như thế nào?

    Do đó, có vẻ như trong lĩnh vực tự do ngôn luận, sẽ có lúc chúng ta phải chấp nhận vì bảo vệ tự do ngôn luận của người A mà người B bị xâm hại nhân phẩm. Liệu có phải thế không?

    ReplyDelete

Post a Comment

Popular posts from this blog

Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258

Từ sông Tamsui nghĩ về sông Tô Lịch

Việt Tân