Posts

Từ sông Tamsui nghĩ về sông Tô Lịch

Image
Khó có thể nói tôi thích sống ở Đài Bắc đến thế nào. Đài Bắc nói riêng và đất nước Đài Loan nói chung có thể coi là tất cả những gì một người Việt Nam có thể mơ ước: kinh tế thịnh vượng, chính trị dân chủ, môi trường trong lành, và văn hóa sống thì không thể có nước nào gần Việt Nam hơn nữa.  Một trong những điều gây ấn tượng đặc biệt với tôi gần đây là một khám phá mới về Đài Bắc: cung đường đạp xe dọc sông Tamsui (Đạm Thủy). Dù ở Đài Bắc đã ba năm nhưng với một kẻ lười di chuyển như tôi thì đây là lần đầu tiên tôi biết tới cung đường rất đặc biệt này.  Nói qua một chút về sông Đạm Thủy. Đây là con sông dài thứ ba ở Đài Loan (159 km) và dài nhất Đài Bắc. Nó chạy xuyên qua các khu dân cư, ngăn cách Đài Bắc (Taipei) với Tân Bắc (New Taipei). Bạn nào từng đi du lịch Đài Bắc chắc biết các khu như Tây Môn (Ximending), chùa Long Sơn (Longshan Temple), thì hai địa điểm nổi tiếng này rất gần bờ sông và cung đường mà tôi sẽ kể dưới đây.  Sông Đạm Thủy, vì vậy, cũng giống sông Hồ

Việt Tân

Người dân ở quê tôi, một làng quê không nghèo ở Thanh Hóa, chưa bao giờ nghe nói đến hai chữ Việt Tân, cho đến khi công an trên tỉnh về làng và nói rằng, Long làng mình làm cho tổ chức phản động Việt Tân ở nước ngoài. Làng trên xóm dưới xôn xao. Một đồn mười, mười đồn trăm, câu chuyện được thêu dệt nên có lẽ lúc này đã vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Đối với nông thôn Việt Nam, đó là chuyện tày trời và không cách gì bào chữa nổi. Tôi chưa bao giờ muốn viết về những chuyện nhảm nhí xung quanh những tin đồn kiểu đó, bởi chạy theo và chiều lòng dư luận là một trong những thứ tôi căm ghét nhất trên đời. Đúng ra thì những người bị quy chụp như tôi chẳng có nghĩa vụ phải giải thích với ai, người phải giải thích và đưa ra bằng chứng phải là những người tung tin đồn mới phải. Nhưng trong tình thế này, im lặng nghĩa là đồng ý với tin đồn. Tôi đành phải thú nhận rằng, tôi có dính dáng đến đảng phái chính trị, thậm chí là dính rất sâu. Đó là một đảng đã có gần 85 năm tuổi đời, nơi bố mẹ tôi

Kẻ thù lớn nhất của Đảng là... chính họ

Một trong những điều người Việt Nam lo ngại nhất khi quan hệ với Mỹ là Mỹ có thể trở mặt bất cứ lúc nào, như đã từng làm với Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Lo ngại này là chính đáng, vì nước nào cũng phải đặt lợi ích quốc gia họ lên trên tất cả (chỉ có vài nước là đặt một chủ nghĩa và một thứ tình anh em siêu ảo lên trên đầu). Nước Mỹ cũng chẳng sai gì khi bỏ rơi đồng minh để bảo vệ đất nước họ. Nhưng bối cảnh hiện nay có lẽ thuận lợi hơn nhiều cho lãnh đạo Việt Nam, bởi lẽ lần đầu tiên trong lịch sử, và cũng là một trong những điểm độc đáo nhất của chính trị Việt Nam, họ có một cộng đồng người Mỹ gốc Việt rộng lớn ngay trong lòng nước Mỹ. 1,7 triệu công dân Mỹ gốc Việt, chiếm gần 0,6% dân số Mỹ, hầu hết vẫn còn tha thiết với quê hương, có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quan hệ Việt - Mỹ. Lá phiếu của họ có thể chi phối chính trường và quan điểm của họ luôn luôn được lắng nghe.

3N, tự do báo chí và xã hội dân sự

Quyết định đình bản và xử phạt 207 triệu đồng với báo Tri Thức Trẻ vì đăng bài "3N" làm hài lòng nhiều người vì có vẻ đa số đều lên án bài báo. Nhưng suy cho cùng thì nó vẫn là một hành vi kiểm duyệt và là biểu hiện sinh động cho một nền báo chí bị nhà nước thao túng. Về cơ bản, tòa soạn này có quyền đăng bất cứ cái gì nó muốn, kể cả đăng bài chửi một lãnh đạo nào đó là "3N". Vấn đề phán xét bài báo có đạo đức hay không là việc của xã hội chứ không phải của nhà nước. Nếu muốn, người ta có nhiều cách để trừng phạt và ngăn chặn những hành vi tương tự thông qua việc tẩy chay tờ báo với tư cách là người tiêu dùng hoặc thông qua việc khởi kiện dân sự, trong đó người khởi kiện có nghĩa vụ chứng minh sự liên quan giữa bài báo và thiệt hại của bản thân. Việc nhà nước đưa ra một phán quyết thuần túy về đạo đức vô hình chung áp đặt cho toàn xã hội một tiêu chuẩn đạo đức duy nhất và phá vỡ tính đa nguyên của xã hội, chẳng khác nào các quốc gia hồi giáo xử tử hình phụ nữ ng

Búa liềm và sự ngơ ngác của niềm tin

Xưa có thời Đảng tôn thờ Liên Xô và bắt nhân dân tôn thờ theo, đến khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì Đảng không ngớt lời phê phán mô hình sai lầm đó, để cho nhân dân ngơ ngác. Xưa có thời Đảng tôn thờ Trung Quốc và bắt nhân dân tôn thờ theo, đến khi Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 thì Đảng công bố sự thật về quan hệ với Trung Quốc và gọi Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, nhân dân lại ngơ ngác lần nữa. Xưa có thời Đảng gọi Việt Nam Cộng hòa là Ngụy quân, Ngụy quyền, là thứ rác rưởi cần phải bị loại trừ và bắt nhân dân tuyệt đối tin vào điều đó, đến giờ Đảng công khai công nhận Việt Nam cộng hòa là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhân dân lại ngơ ngác thêm lần nữa. Lại có thời, sau khi gọi Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, Đảng lại đội Trung Quốc lên đầu một lần nữa với 16 chữ vàng và bắt nhân dân tin theo, đến giờ khi Trung Quốc cắm giàn khoan 981 ngoài biển thì Đảng lập tức chửi Trung Quốc như một phường thối tha và bỉ ổi. Nhân dân... ngơ ngác toàn tập.

Vụ án Đảng cộng sản Úc năm 1951

Image
Nhân đọc bài Đảng cộng sản giữa lòng New York trên BBC Vietnamese mới thấy ở các quốc gia tư bản hàng đầu, đảng cộng sản có thể được thành lập, hoạt động và được pháp luật bảo vệ. Một trong những vụ án nổi tiếng nhất liên quan đến việc này là vụ "Đảng cộng sản Úc kiện Chính phủ Úc" năm 1951.  Vào thời điểm Đảng cộng sản Trung Quốc giành được toàn bộ Trung Hoa lục địa vào năm 1949, nỗi lo sợ chủ nghĩa cộng sản bành trướng dâng cao ở Úc. Chính phủ mới của Đảng Tự do do Thủ tướng Menzies lãnh đạo quyết tâm loại Đảng cộng sản Úc ra khỏi đời sống chính trị nước này.  H ọ trình Dự luật giải tán Đảng cộng sản ra lưỡng viện Quốc hội vào ngày 27-4-1950 và sau rất nhiều tranh cãi, nó được thông qua vào 19-10-1950 với sự chấp thuận của Đảng Lao động đối lập. Chính phủ Menzies ngay lập tức phê chuẩn đạo luật này và nó có hiệu lực ngay ngày

“Ông trời con” Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ

Image
Trịnh Hữu Long - Nguyễn Anh Tuấn - Phạm Đoan Trang Thứ sáu, ngày 25/4/2014, trao đổi với tờ báo “nhà trồng được” là Công An Nhân Dân, Trung tướng Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan ANĐT Bộ Công an, tuyên bố đại ý: Vào cùng ngày, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã khởi tố một vụ án hình sự về tội vu khống, liên quan đến bài báo “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” của phóng viên Nguyễn Hùng trên BBC tiếng Việt. Đáng chú ý là bài báo của phóng viên Nguyễn Hùng chỉ mới đăng trên BBC Việt ngữ vào thứ năm, ngày 24/4. Nghĩa là vừa đăng hôm trước, thì hôm sau Cơ quan ANĐT đã khởi tố liền. Đồng thời chỉ trong vòng 24 tiếng đồng hồ, cơ quan ấy cũng đã kịp “xác minh, làm rõ và xác định” một người tên Tiệc nào đó là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Chưa hết, Cơ quan ANĐT còn kịp buộc được ông Tiệc này “viết bản tường trình cam đoan, khẳng định ho