Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258
20/9/2013 - Tôi đọc các bài viết, bài trả lời phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và bài viết “Đoan Trang – tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ” trên blog của tác giả Đông La với nhiều cảm xúc và suy nghĩ đan cài. Bài của Đông La sau đó được đăng trên báo Văn nghệ ngày 19-9-2013 nhưng tôi chưa được đọc bản này. Thực tiễn sinh hoạt chính trị ở Việt Nam đang ngày càng đa sắc, và tôi chắc sẽ là sự hối tiếc lớn cho bất cứ nhà sử học nào không có ý định nghiêm túc về việc lưu giữ lại những tháng ngày sôi động này cho hậu thế.
Tôi là người không phản đối nhóm Tuyên Bố 258 hay nhóm Phản Bác Tuyên Bố 258. Họ đều đang thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Ngay cả các dự luật được trình Quốc hội thông qua cũng có người bỏ phiếu thuận, người bỏ phiếu chống, thì việc một tuyên bố chính trị của nhóm 258 bị phản đối là bình thường.
Với tư cách là một người ủng hộ “Mạng lưới blogger Việt Nam” và Tuyên Bố 258, tôi muốn trao đổi lại với blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La về một số lập luận của họ mà tôi cho là chưa thỏa đáng, để góp thêm một ý kiến vào cuộc tranh luận sôi nổi này.
Vấn đề mạo danh, tiếm danh và đại diện
Cả Nhật Lệ và Đông La đều cho rằng, một nhóm nhỏ blogger ký vào Tuyên bố 258 đã mạo danh “mạng lưới blogger Việt Nam”, tùy tiện xem mình là đại diện của cộng đồng blogger Việt Nam (trong đó có họ) để làm những việc mà họ cho là sai trái.
a) Trước khi đi vào phân tích lập luận này, chúng ta hãy khảo sát nhanh một số hành vi tương tự với hành vi của nhóm Tuyên bố 258:
- Năm 1921, nhà cách mạng Hồ Chí Minh (có tài liệu nói rằng khi đó tên là Nguyễn Ái Quốc) cùng với một nhóm nhỏ các nhà hoạt động ở các thuộc địa của Pháp đã lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa”, ra báo “Người cùng khổ” để đấu tranh cho quyền của các dân tộc thuộc địa. Bốn năm sau, ông cùng với, cũng một nhóm nhỏ các nhà hoạt động khác, lập ra “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”. Không có dữ liệu lịch sử nào cho thấy nhân dân các dân tộc thuộc địa, dân tộc bị áp bức hay những người cùng khổ phản ứng với các tên gọi này.
- Ngày 11-3-1951, Đảng lao động Việt Nam, khi đó là một nhóm không nhỏ, khoảng 760.000 đảng viên, trên dân số Việt Nam khi đó là khoảng trên 23 triệu người, lập ra một tờ báo lấy tên là “Nhân dân” và tự nhận là “tiếng nói của nhân dân Việt Nam”. Hành vi gần tương tự cũng xảy ra với báo Người Hà Nội, Người cao tuổi, Phụ nữ Việt Nam, Doanh nhân, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Đài tiếng nói Việt Nam và rất nhiều báo đài khác. Mở rộng ra nước ngoài, chúng ta có báo New Yorker (Người New York), People (Dân chúng/Nhân dân), Playboy (Dân chơi),...
- Và cuối cùng, vào trung tuần tháng 9-2013, Nhật Lệ cùng với một nhóm nhỏ các blogger Việt Nam, lập ra, hoặc tự nhận là “Cộng đồng blogger Việt Nam” để phản bác Tuyên bố 258.
Như vậy, nếu chúng ta đồng ý với lập luận của Nhật Lệ và Đông La, thì nhà cách mạng Hồ Chí Minh, Đảng lao động/Đảng cộng sản Việt Nam, Cộng đồng blogger Việt Nam và nhiều cá nhân, tổ chức khác đã thực hiện một loạt các hành vi mạo danh, tiếm danh và đại diện một cách tùy tiện, có hệ thống trong suốt gần một thế kỷ qua.
b) Trong khi đó, TẤT CẢ những người viết blog ở Việt Nam (blogger) chưa từng cùng nhau biểu quyết thành lập ra một tổ chức nào của mình, để quyết định việc sử dụng tư cách “blogger Việt Nam” ra sao. Ở Việt Nam chưa từng có một tổ chức nào đăng ký cái tên “mạng lưới blogger Việt Nam”, nhãn hiệu “mạng lưới blogger Việt Nam” cũng chưa từng có ai đăng ký bảo hộ. Vậy nếu nói rằng nhóm 258 mạo danh, tiếm danh và tùy ý đại diện cho blogger Việt Nam, thì ai là người đang nắm cái “danh” ấy?
Nếu như có một nhóm, cũng nhỏ, các blogger Việt Nam khác đứng lên tuyên bố ủng hộ “mạng lưới blogger Việt Nam” thì Nhật Lệ và Đông La sẽ phản ứng thế nào?
Bên cạnh đó, lập luận của Nhật Lệ và Đông La cũng sẽ không thỏa đáng khi đặt vào tình huống sau: Một sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài phát biểu trước toàn trường rằng anh ta đại diện cho sinh viên Việt Nam nói riêng và đồng bào Việt Nam nói chung gửi lời chúc mừng năm mới đến bè bạn quốc tế. Anh ta có tư cách đại diện không? Anh ta có mạo danh, tiếm danh của ai không? Nếu câu trả lời là Có, thì ai là người có tư cách thưa anh ta ra tòa?
Nhóm nhỏ cá nhân không được phép liên hệ với sứ quán?
Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La cho rằng, một nhóm nhỏ cá nhân không thể tùy tiện liên hệ với đại sứ quán nước ngoài, vì đó là việc “quốc gia đại sự” và phải thông qua Bộ ngoại giao mới được tiến hành.
Bất kỳ ai cũng có thể ngay lập tức nảy ra câu hỏi: Những cá nhân muốn xin visa, học bổng du học và nguồn tài trợ từ các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam có được tự ý thực hiện không? Hay cần phải thông qua Bộ ngoại giao?
Ngược dòng lịch sử, chúng ta dễ dàng tìm thấy những việc làm tương tự như việc nhóm 258 đã làm:
- Ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành cùng với một nhóm nhỏ những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, trong đó có Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, đã gửi đến Hội nghị hòa bình Versailles một văn bản có tên là “Yêu sách của nhân dân An Nam” (được ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc) gồm 8 điểm, bao gồm các yêu cầu dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Nếu lập luận của Nhật Lệ và Đông La là đúng, thì việc này phải thông qua triều đình Huế và chính phủ bảo hộ ở Đông Dương.
- Trong suốt quãng thời gian từ 1920 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc đã liên tục tự ý liên hệ với các tổ chức nước ngoài như Đảng xã hội Pháp, Đảng cộng sản Pháp, Quốc tế II, Quốc tế III; hoặc với chính phủ nước ngoài như Liên Xô, mà không thông qua triều đình Huế hay chính phủ bảo hộ Pháp ở Đông Dương. Đến đầu năm 1945, trước khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã liên hệ với chính phủ Mỹ và nước này đã cử 8 nhân viên tình báo nhảy dù xuống Việt Bắc để huấn luyện cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
(Xin nói rõ, tôi không đánh giá Hồ Chí Minh và những việc làm của ông cách đây cả thế kỷ là chuẩn mực hay không là chuẩn mực cho việc làm của người Việt Nam ngày nay, mà chỉ có ý liệt kê những sự việc cùng tính chất để so sánh và tranh luận)
Điều lớn nhất tôi băn khoăn là văn bản pháp luật nào quy định công dân Việt Nam muốn liên hệ với đại sứ quán nước ngoài để trao tuyên bố về việc cải cách pháp luật ở Việt Nam lại cần phải thông qua Bộ ngoại giao? Văn bản nào cấm công dân Việt Nam tự ý làm việc đó?
Trao tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là cầu viện nước ngoài?
Cả blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều cho rằng, việc nhóm 258 trao Tuyên bố 258 cho các sứ quán và tổ chức nước ngoài là hành động cầu viện nước ngoài.
Riêng điều này, tôi đồng tình với Nhật Lệ và Đông La. Hành động trao Tuyên bố 258 cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài chính là hành động kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực của Mạng lưới blogger Việt Nam, như chính trong tuyên bố này họ đã đề cập. Trong một thế giới toàn cầu hóa, việc tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phục vụ cho mục đích của mình là hoàn toàn bình thường.
Hãy đọc thêm những tư liệu sau đây để biết rõ hơn về hoạt động “cầu viện nước ngoài” mà Việt Nam đã từng tiến hành trong lịch sử:
- “...Chúng tôi yêu cầu Hợp Chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định ủng hộ nền độc lập của chúng tôi” (Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman ngày 16-2-1946).
- “Mọi thắng lợi của Đảng ta và nhân dân ta không thể tách rời sự ủng hộ nhiệt tình của Liên Xô, Trung Quốc…” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.10).
- “Theo thống kê của các cơ quan chức năng, tiếp nhận từ năm 1965 đến 1972, các nước XHCN đã giúp Việt Nam khoảng hơn 7.000 quả đạn tên lửa SA-75 và 180 Hồng Kỳ, gần 5.000 khẩu pháo cao xạ các loại, gần năm triệu viên đạn pháo cao xạ, hơn 400 máy bay chiến đấu MIG-17, 19, 21, K6, hàng trăm ra-đa tiên tiến, hiện đại; gần 4.000 chuyên gia quân sự phòng không của Liên Xô” (Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam - Nguyễn Văn Quyền – Báo Nhân dân điện tử, đăng ngày 3-12-2012).
Hơn nữa, nhóm 258 trao tuyên bố cho Liên hợp quốc – nơi Việt Nam là thành viên đầy đủ, và các đại sứ quán của các nước mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao, chứ không trao cho Al-Qaeda. Đây là những tổ chức và quốc gia mà chính phủ Việt Nam thường xuyên “cầu viện” bằng những đề nghị tài trợ, hỗ trợ lên tới hàng chục tỷ USD và vô số hoạt động hỗ trợ khác, trong đó có cả hoạt động hỗ trợ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền – tương tự như nhóm 258 đã làm.
Cầu viện nước ngoài không phải là việc xấu, trừ khi nó được sử dụng cho mục đích xấu, ví dụ: tham nhũng.
Trao tuyên bố 258 cho sứ quán nước ngoài là sự sỉ nhục quốc gia?
Blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La đều bày tỏ sự bức xúc với việc Mạng lưới blogger Việt Nam trao Tuyên bố 258 cho các đại sứ quán nước ngoài và cho rằng đây là hành động sỉ nhục quốc gia.
Sự bức xúc này là có thể hiểu được và trong một chừng mực nào đó, chúng ta nên đồng ý với nhau rằng, có một sự khác biệt lớn trong hệ giá trị quốc gia của chúng ta, nhất là trong buổi giao thời, quá độ này của lịch sử Việt Nam. Cách chúng ta hiểu về quốc gia, cách chúng ta tự hào về quốc gia là rất khác nhau. Điều này không chỉ do sự khác biệt giữa các cá nhân, mà còn do sự xô đẩy của nhiều xu hướng chính trị khiến cho cách chúng ta hiểu về lịch sử và hiện tại bị méo mó và thiên lệch theo nhiều hướng.
Tuy vậy, chúng ta cần phân biệt giữa khái niệm quốc gia và khái niệm chính quyền. Tuyên bố 258 nhắm tới việc vận động quốc tế gây sức ép để chính quyền Việt Nam bãi bỏ điều 258 – Bộ luật Hình sự, mà họ cho là gây tổn hại đến quyền con người của người dân Việt Nam. Đây không phải là tuyên bố phê phán quốc gia Việt Nam, mà là phê phán chính quyền Việt Nam.
Vậy phê phán chính quyền Việt Nam là sỉ nhục quốc gia? Nếu lập luận này là đúng, thì căn cứ vào những dữ liệu tôi đã nêu ở các phần trên, Hồ Chí Minh đã sỉ nhục quốc gia trong ít nhất một nửa cuộc đời mình, kể từ khi ông tham gia cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Trung Kỳ năm 1908 và bị đuổi học. Ngày nay, nhiều người Việt Nam tự hào vì Hồ Chí Minh đã đấu tranh cho niềm kiêu hãnh của dân tộc, chứ không phải là sỉ nhục quốc gia. Nhiều người khác, dù đồng tình hay phản đối Hồ Chí Minh, đều không thể phủ nhận rằng Hồ Chí Minh, bằng cách phê phán chính quyền Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, đã đấu tranh cho một Việt Nam tốt hơn, chứ không phải là sỉ nhục Việt Nam. Lý do nào khiến cho Hồ Chí Minh được coi là niềm tự hào, còn nhóm 258 bị coi là một sự sỉ nhục?
Nhóm 258 đã chống lại pháp luật Việt Nam, chống lại Quốc hội?
Trong bài viết “Đoan Trang – tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ”, tác giả Đông La cho rằng: “...nhóm Đoan Trang đã sai và chống lại luật pháp Việt Nam, bởi Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì phạm pháp chứ không phải vì họ ‘đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ’”.
Đến đây chúng ta cần phải xem xét lại khái niệm “bị bắt vì phạm pháp”. Hồ Chí Minh đã từng bị bắt ít nhất hai lần vào năm 1931 ở Hồng Kông và năm 1942 ở Quảng Châu – Trung Quốc, đều với lý do “phạm pháp”. Các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt đều từng bị bắt và tống giam với lý do tương tự.
Chúng ta hẳn cũng từng nghe qua câu nói của mục sư Martin Luther King: “Đừng bao giờ quên rằng, tất cả những gì Hitler đã làm ở Đức đều là hợp pháp” (nguyên văn: “Never forget that everything Hitler did in Germany was legal”). Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là hàng triệu cái chết của người Do Thái và hàng triệu tù nhân của chế độ phát xít Đức đều được Hitler biện minh bằng công cụ pháp luật do chính ông ta đặt ra. Nếu như một người lính của Hitler từ chối thi hành lệnh thảm sát người Do Thái, anh ta có bị coi là “phạm pháp” không? Nếu như một công dân Đức viết bài phê phán chế độ phát xít Đức, ông ta có bị bắt vì tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” không?
Trở lại với Việt Nam, nếu một nhóm blogger Việt Nam ra tuyên bố yêu cầu chính quyền bãi bỏ chế độ độc quyền trên thị trường xăng dầu và điện, hoặc bãi bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính, liệu họ có bị coi là “phạm pháp” và bị bắt không?
Cần thiết phải hình dung về khái niệm “bị bắt vì phạm pháp” và khái niệm “pháp luật” một cách đầy đủ trước khi kết luận bất cứ một vấn đề pháp lý nào. Để làm được việc đó, một người nghiên cứu nghiêm túc nhất thiết không thể bỏ qua thông tin sau đây của Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp):
“Trong 10 năm, các cơ quan kiểm tra văn bản cả nước đã tiếp nhận, kiểm tra trên 1,7 triệu văn bản, phát hiện trên 50 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau. Riêng Cục Kiểm tra văn bản đã tiếp nhận, kiểm tra trên 27 nghìn văn bản, phát hiện trên 4,8 nghìn văn bản sai trái và đã xử lý ở các mức độ khác nhau.” – Quyết định số 214/QĐ-KtrVB, ngày 23/8/2013.
Nếu nói rằng, hành vi ra tuyên bố yêu cầu bãi bỏ một điều luật là hành vi chống lại pháp luật Việt Nam, thì Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các đại biểu Quốc hội là những người chống lại pháp luật Việt Nam một cách thường xuyên, lâu dài, có hệ thống và có tổ chức nhất.
Nếu nói như tác giả Đông La, rằng “việc làm của nhóm Đoan Trang thực sự là hành động chống lại việc thi hành công vụ của không chỉ một cá nhân, một cơ quan mà là Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Việt Nam!” thì hẳn Đông La đang tát những cú đầy cay nghiệt vào mặt các đại biểu Quốc hội, vốn thường xuyên tiếp nhận ý kiến đóng góp của cử tri về việc thi hành, sửa đổi luật, kể cả trực tiếp tại địa phương lẫn gián tiếp trên báo chí và môi trường mạng.
Lời kết
Khi đọc các bài viết, bài phỏng vấn của blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La, tôi có một sự so sánh tự nhiên giữa hai nhân vật này. Không thể phủ nhận là tôi dành nhiều thiện cảm cho blogger Nhật Lệ, bởi blogger trẻ tuổi này tỏ ra tôn trọng người khác và ít phạm lỗi ngụy biện hơn nhiều so với Đông La. Trong khi Đông La dùng phép ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem) đối với nhà báo Đoan Trang và nhóm 258, cũng như viện dẫn những vấn đề không liên quan đến Tuyên bố 258 như vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Đắc Kiên để kết luận vấn đề, thì blogger Nhật Lệ đã cố gắng tỏ ra lý lẽ, nhã nhặn và lịch sự.
Tôi không ngạc nhiên khi nhiều người quy kết Nhật Lệ là dư luận viên, nhận tiền của chính quyền để tấn công nhóm 258. Cũng có rất nhiều người tấn công cá nhân đối với Nhật Lệ bằng cách chế giễu giọng nói của cô. Cá nhân tôi cho rằng điều này không thực sự công bằng với Nhật Lệ. Không ai đáng bị chế giễu chỉ vì giọng nói của mình, và tôi cũng không muốn trong xã hội hình thành một định kiến rằng những ai phản đối cải cách đều là kẻ xấu. Nếu phải thú nhận một điều gì đó, tôi sẽ thú nhận rằng nhiều năm về trước, bản thân tôi có nhiều suy nghĩ gần giống như Nhật Lệ, với một thái độ khá tương đồng, và tôi tin là nhiều người đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam hiện nay cũng từng mang những đặc điểm của một dư luận viên thứ thiệt. Chúng ta không có lỗi với một thứ nhận thức bị nhồi sọ của mình, chúng ta chỉ có lỗi nếu không chân thành và cầu tiến lắng nghe.
Việc phản đối đôi khi chỉ phản ánh sự khác biệt thuần túy về mặt quan điểm, mà không nhất thiết phải đi kèm với động cơ xấu. Chúng ta muốn có một xã hội đa nguyên và tôn trọng quan điểm cá nhân thì không thể không tôn trọng việc làm của Nhật Lệ và nhóm Phản Đối Tuyên Bố 258, cũng như coi đó như một biểu hiện bình thường của việc thực thi quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh đó, nếu nhóm 258 và các cá nhân, tổ chức khác phản đối việc làm của nhóm Nhật Lệ, đó cũng là một việc bình thường nữa.
Mặc dù không đồng tình với nhiều lập luận và thái độ tranh luận mà Nhật Lệ và nhóm của cô thể hiện, tôi không loại trừ khả năng Nhật Lệ là một người trẻ đang có những cố gắng chân thành trong việc bảo vệ những điều mà cô cho là đúng. Đọc bài của Nhật Lệ, tôi không cảm thấy sự ác ý, và thậm chí cảm nhận được nhiều thiện chí của blogger này. Việc làm của cô đã mở ra một diễn đàn có chất lượng đối thoại công khai hiếm hoi mà tôi chứng kiến được sau nhiều năm, giữa những người chỉ trích và những người bảo vệ chính quyền. Đó là một tín hiệu mà tôi nghĩ rằng, cả hai phe đều nên vui mừng. Xã hội chúng ta không cần thêm bất kỳ một “bên thắng cuộc” nào nữa, mà đang khát khao sự hòa giải và yêu thương.
Tôi không có ý định kết luận điều gì qua bài viết này, mà chỉ gợi mở một hướng tranh luận vấn đề, trong vô số các hướng tranh luận xoay quanh Tuyên bố 258. Điều này cố nhiên không có nghĩa là tôi không có lập trường gì trong cuộc tranh luận này, mà chỉ vì tôi nghĩ đôi khi có thể tranh luận theo một cách khác./.
Cám ơn anh Trịnh Hữu Long về bài viết này!
ReplyDeleteThích cách bạn viết
ReplyDeleteHay lắm, em trai...
ReplyDeleteMột bài viết hay, cảm ơn tác giả,
ReplyDeleteXuất sắc
ReplyDeleteBài viết rất hay, dễ hiểu nhưng sâu sắc... :-)
ReplyDeleteThưa Anh Trịnh Hữu Long,
ReplyDeleteXin Anh giải đáp giúp tôi một số điểm sau:
- Điều 258 BLHS Việt nam hoàn toàn phù hợp với điều 19 mục 2 Công ước về quyền dân sự và chính trị (http://www.vietnamhumanrights.net/viet/vintbill/dansuchinhtri.htm), vậy việc phản đối điều 258 cũng là phản đối Công ước quốc tế ạ??? Xin anh làm ơn trích dẫn bất kỳ một điều luật nào của Công ước quốc tế mà Việt nam tham dự mâu thuẫn với điều 258 BLHS. Khi điều 258 BLHS không trái với công ước quốc tế mà lại lấy điều đó làm cớ để "tuyên bố", "phản đối" thì thật buồn cười.
- Việc chính phủ Việt nam nhờ cộng đồng quốc tế hỗ trợ là giúp cho Việt nam thắng giặc ngoai xâm. Việc đề nghị "giúp đỡ" của anh em dân chủ "tuyên bố 258" là đề nghị trừng phạt Việt nam (không ủng hộ VN là thành viên Hội đồng nhân quyền, không thông qua TPP). Vậy bản chất hai việc này là giống nhau hay khác nhau???. Cũng là nhờ nước ngoài hỗ trợ nhưng Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống khác với chính phủ Việt nam, khác với Bác Hồ. Đó là sự khác nhau về bản chất, Bác Hồ và chính phủ Việt nam là bảo vệ chủ quyền đât nước, vì lợi ích đất nước, dân tộc Việt nam (chống giặc ngoại xâm: Pháp, Mỹ), còn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống là vì lợi ích cá nhân. Vì lợi ích cá nhân của mình, 100 blogger muốn được dùng quyền dân chủ của mình để "xâm hại" quyền lợi của hàng triệu người khác mà không bị trừng phạt ??? muốn nước ngoài trừng phạt Việt nam, muốn hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang rất khó khăn càng khó khăn thêm vì Việt Nam không được hưởng những lợi ích khi nằm trong TPP???
Mong A Hữu Long giải đáp giúp.
Nhóm 258 ủng hộ cho quyền tự do ngôn luận ở VN sao có thể gọi là chống lại nhân dân
DeleteViết phản hồi gần 1 trang A4. Nhưng, ...đành xóa khi đọc đến "Vì lợi ích cá nhân của mình, 100 blogger muốn được dùng quyền dân chủ của mình để "xâm hại" quyền lợi của hàng triệu người khác mà không bị trừng phạt ???".
Delete- Bạn nghĩ gì khi Đoan Trang, Mẹ Nấm, Người Buôn Gió bị bắt đồng thời vào năm 2009, bị BẮT KHẨN CẤP theo điều luật nào ? Hu hu hu BẮT KHẨN CẤP mà sau 9 ngày rồi thả hu hu hu...
Chúc bạn chịu khó đọc nhiều và suy nghĩ... nhiều hơn.
VN có được hưởng những lợi ích từ TPP hay không??tôi chắc chắn rằng không.
Delete1.không là k phải vì những blogger tuyên bố phản đối 258 mà là vì VN có đủ điều kiện chưa đã.VN có cho phép thành lập Công Đoàn tự do hay hông???????????????????? công đoàn hiện nay là của Nhà nước- không bênh vực công nhân mà còn bắt tay doanh nghiệp hà hiếp công nhân ( bạn đừng kêu tôi nêu bằng chứng-sờ sờ trước mắt hàngh trăm vụ rồi).
Hiện nay thì chính phủ k cho phép thành lập CÔng Đoàn tư nhân.
2.Luật đầu tư,thủ tục hành chánh,luật bản quyền .v.v.v VN có làm được chưa??????????
Nước VN hôm nay chính là kết quả dưới sự lãnh đạo "sáng suốt" của Đảng Cộng sản.( đảng cộng sản là đảng hiện đang nắm chính quyền tại nước VN chứ không phải nhà nước VN là Đảng Cộng sản là nhà nước VN)
@ Bachay và Cardin Tran,
DeleteVề TPP, Việt Nam cần phải làm rất nhiều, nhượng bộ rất nhiều điểm về kinh tế và chính sách nữa để vào TPP. Đã có nhiều đá tảng trên đường rồi, mong các bạn dân chủ 258 đừng quăng đá thêm nữa, đừng vì lợi ích cá nhân của mình mà gây hại cho đa số người khác và đất nước Việt Nam.
Nhờ các bạn đọc nhiều, nghĩ nhiều trả lời giúp điều 258 BLHS có phù hợp với điều 19 mục 3 Công ước về quyền dân sự và chính trị không? tôi xin trích dẫn để các bạn tiện theo dõi:
Quote:
Điều 19.
1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.
Unquote.
Đến những người đã chết (A Dũng trong vụ nổ súng ở Thái bình) các bạn cũng xúc phạm, bêu riếu, chửi bới, mà tôi biết chắc là nhiều bạn cũng chưa từng gặp A Dũng chứ đừng nói đến việc các bạn có bằng chứng về những việc làm xấu của anh ta.
Các bạn thấy bị xâm hại bởi điều 258 nên đề nghị xóa bỏ. Những người bị bắt về tội hiếp dâm, cũng đề nghị bỏ điều luật 111-115 BLHS để được hiếp dâm thoải mái à??? Nếu bạn bị bắt oan thì bạn kiện về việc bị bắt oan, chứng không thể nào kiện điều luật bắt các bạn được, đặc biệt là khi điều luật đó phù hợp với Công ước quốc tế.
Hoàn toàn xuyên tạc và chụp mũ khi nói rằng <<"tuyên bố 258" là đề nghị trừng phạt Việt nam (không ủng hộ VN là thành viên Hội đồng nhân quyền, không thông qua TPP).>>
Delete@ Victor007,
DeleteLàm ơn đọc tuyên bố 258 đi rồi hãy nói "chụp mũ và xuyên tạc".
Làm ơn đọc điều 19.3 Công ước về quyền dân sự và chính trị 1966 để biết diều 258 có phù hợp không rồi hãy phản đổi điều 258 BLHS.
Ngăn cản lợi ích của 1 đất nước (lợi ích về chính trị và kinh tế của việc là thành viện HĐNQ và TPP chắc tôi không cần phải nêu ra) thì được gọi là "ủng hộ" hay "trừng phạt" nước đó???
[Điều 19:
DeleteMọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.
Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm (ghi ở khoản 2 nói trên) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu:
Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.]
Còn đây là Điều 258 BLHS VN
Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
----------------
Bạn lỏi gớm, bạn chỉ trích dẫn những điều bạn cần. Mời bạn nhòm xuống Điều 21 và 22 bên dưới Công ước quôc tế sẽ thấy họ khẳng định như thế nào "Điều 21. Quyền hội họp hoà bình phải được thừa nhận..." nghĩa là những quyền lập hội, tự do báo chí, v.v diễn ra hoặc được tổ chức một cách hoà bình phải được CQ thừa nhận. Cái này nó khác về bản chất giữa Điều 19 và Điều 258 LHSVN.
Tại Điều 258 luật HS VN lại đưa ra một vấn đề hết sức mơ hồ đó là "lợi dụng" và "xâm phạm lợi ích nhà nước". Như thế nào là "lợi dụng" và "xâm phạm"? Tôi phê phán một chính sách sai lầm của NN có gọi là "lợi dụng" không? Tôi không ủng hộ đcs vn đại diện cho tôi để lãnh đạo đất nước có là "lợi dụng" không?. Việc tôi thể hiện những quyền đó bằng cách viết ra trên blog này một cách hoà bình có "xâm phạm" đến lợi ích của "NN" không? Mặt khác (cho rằng là có đi) sự "lợi dụng và xâm phạm" đó của tôi diễn ra ôn hoà và hoà bình, tôi chỉ phê phán, không ôm bom ném vào ai, không ôm bom ném vào QH, trụ sở ĐCS VN sao lại là "xâm phạm lợi ích"?
Nói rộng ra như những cuộc biểu tình chống trung quốc một cách ôn hoà hay viết blog nói nên một sự thật của xã hội, phê phán một chính sách nào đó của chính quyền như các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, v.v, hay gửi tuyên bố phản đối Điều 258 của nhóm Đoan Trang đâu có gì sai? thậm chí đòi hỏi bỏ Điều 4 HP, bác bỏ sự lãnh đạo của đcs vn cũng đâu có gì sai?
Chính sự mập mờ "xâm phạm lợi ích của NN" là sự đánh đồng Nhà nước và đảng cộng sản VN làm một để dễ bề khép tội mọi tiếng nói đấu tranh một cách ôn hoà trên đất VN này.
Vậy mà bạn cho rằng Điều 258 của VN phù hợp với công ước QT có lạ lùng k?
Lập luận của tác giả rất chặt chẽ. Bài viết cớ thể coi là thứ vũ khí có sức công phá mạnh mẽ để phá tan thành trì ngụy biện của lực lượng bảo thủ, chuyên quyền, độc tài, đang khống chế và kìm hãm sự phát triển theo chiều hướng tốt đẹp của XH VN.
ReplyDeleteTôi cũng đã đặt ra câu hỏi tương tự như đoạn (a) và (b) của tác giả bài viết này với Võ Khánh Linh (bạn của Hoàng Thị Nhật Lệ) nhưng chưa nhận được câu trả lời.
ReplyDeletetks
ReplyDeleteMột bài viết thừa!
ReplyDeleteNếu cứ theo như lập luận của Trịnh Hữu Long như trên thì nhóm đưa ra Tuyên Bố 258 là mạo danh tức là không có giá trị, thì đương nhiên nhóm đưa ra Bản phản bác Tuyên Bố 258 đã hết giá trị!
Bài này chỉ mang tính chất nguỵ biện cho nhóm đưa ra Tuyên bố 258, vì thấy yếu thế nên mới đưa ra nhận định cả hai cùng sai! Kiểu như ăn không được thì đạp đổ tất cả!
Nhưng cái đó tôi không thắc mắc, vì bài viết dài dòng này chẳng có một ý nghĩa gì!
Tôi chỉ có một thắc mắc nhỏ về câu chữ, đoạn thứ hai bài viết Trịnh Hữu Long có viết "Tôi là người không phản đối nhóm Tuyên Bố 258 hay nhóm Phản Bác Tuyên Bố 258.". Nhưng ở đoạn thứ ba thì "Với tư cách là một người ủng hộ “Mạng lưới blogger Việt Nam” và Tuyên Bố 258, tôi muốn trao đổi lại với blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La về một số lập luận của họ mà tôi cho là chưa thỏa đáng, để góp thêm một ý kiến vào cuộc tranh luận sôi nổi này.". Phải chẳng lập trường của Hữu Long hơi lủng củng, bát nháo?
Nhận xét và câu hỏi của bạn đã chứng minh bạn không hiểu vấn đề.
DeleteBài viết rất dài nhưng xứng đáng để đọc kỹ từng chữ!
ReplyDeleteBạn rất tráo trở trong viết bài! Ban đầu bạn dụ khị mọi người về tính khách quan của mình rằng tôi chẳng thuộc phe nào, nhưng bài viết của bạn lại thể hiện quan điểm bạn đang ủng hộ rõ ràng nhóm tiếm danh "mạng lưới blogger VN" với cái gọi là "tuyên bố 258"! Bạn cho rằng ai cũng có quyền đến Đại sứ quán các nước để thỉnh cầu một việc gì đó, đương nhiên đúng là như vậy. Nhưng xin thưa với bạn rằng bạn chỉ có thể đại diện cho chính bản thân mình để xin xỏ những việc cá nhân của mình thôi, không có chuyện xin visa mà nhờ người khác xin hộ nhé. Và lẽ dĩ nhiên bạn không thể thỉnh cầu những việc liên quan đến quốc gia đại sự, cái đó thuộc thẩm quyền của cơ quan ngoại giao. Nhân viên sứ quan hiểu biết luật người ta nhận thì nhận nhưng người ta không chỉ cười vào mũi các bạn mà còn khinh cả cái quốc gia có những công dân thiếu hiểu biết như các bạn nữa kia. Các bạn không lấy làm xấu hổ khi thể diện của quốc gia đã bị các bạn bôi bẩn, mà nay lại còn cố chầy cối cãi lấy được với một thứ lập luận ngớ ngẩn là sao nhỉ? Và bạn thật sự là đểu giả khi cố tình lẫn lộn các sự kiện để biện minh cho việc làm bẩn thỉu của nhóm mình. Bạn thật sự không thấy được bản chất của các sự kiện nên mới có cánh nhìn nhận như vậy. Cùng là một vật từ trên rơi xuống, nhưng cái thì làm nẩy ra phát minh khoa học, cái lại gây ra chết chóc đau thương mà nhập làm một và bảo là như nhau thì thật đáng khinh!
ReplyDeleteCác bạn không lấy làm xấu hổ khi thể diện của quốc gia đã bị các bạn bôi bẩn
DeleteHu hu hu
"thể diện của quốc gia" như bạn nói là cái chi chi khi :
- "một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất"
- " bầy sâu ăn hết phần của dân"
- “Người ta “ăn” của dân không từ cái gì”
...
Ai bôi bẩn, làm nhục quốc thể bạn nhỉ ?
"Và bạn thật sự là đểu giả khi cố tình lẫn lộn các sự kiện để biện minh cho việc làm bẩn thỉu của nhóm mình
- Hình như bạn không đọc hoặc đọc mà không biết suy nghĩ hoặc là ...dư luận viên. Bạn đọc điều 258 Bộ Luật hình sự chưa ? Nếu chưa đọc thì hãy đọc và diễn giải dùm tôi nhá (còn nếu là DLV thì...thôi he he he)
Qua comment trên, rất tiếc tôi phải nói thẳng: Chính bạn mới là người"thật sự không thấy được bản chất của các sự kiện nên mới có cánh nhìn nhận như" trên
Cái gì không thể cũng phải được quy định bằng luật cụ thể. Luật nào nói cá nhân không thể thỉnh cầu những vấn đề liên quan đến quốc gia đại sự?
DeleteNếu nói bôi bẩn thể diện quốc gia phải là hiện tượng tham nhũng của các quan chức chính phủ, hình ảnh đói khổ của người dân vùng sâu, vùng xa, trẻ em đu dây qua sông để đi học, dân oan vất vưởng trước cửa các cơ quan công quyền, giao thông thủ đô hỗn loạn, kinh tế thụt lùi....
Những cái đó bẩn thỉu gấp vạn lần hành động của chúng tôi, vì chúng tôi làm điều đó chỉ đem lại nguy hiểm cho bản thân mà không có lợi lộc gì về kinh tế. Thế giới văn minh họ chỉ khinh những kẻ làm giàu trên mồ hôi và nước mắt của đồng bào mình thôi.
@ Chị Phương Bích,
DeleteChỉ đi đấu tranh với các điều luật mà các điều luật này phù hợp với công ước quốc tế thì đất nước cũng không thế giầu mạnh được, các cháu vẫn phải tiếp tục đi qua cầu khỉ. Phải làm việc và đóng góp thì đất nước mới khá lên được, mới có tiền mà xây cầu cho các cháu.
Cầu viện nước ngoài làm hại đất nước thì ở nước nào cũng là hành động vô sỉ bị bêu danh muôn đời.
Cầu viện nước ngoài, lật đổ chế độ là vì mục đích cá nhân, mong ước có nhiều quyền lợi kinh tế (chính nội bộ anh em dân chủ "đấu tranh" với nhau việc chia tiền không đều: A Diện với người nhà A Vươn, Chị Thanh Nghiên với Phương Anh). Gần đây còn cùng kết hợp với Dòng Chúa Cứu thế phản quốc định bạo loạn nữa (lợi dụng thần quyền can thiệp vào thế quyền). Nếu để Việt Nam đổ máu thì các anh các chị cũng không thể yên được đâu. Hãy nhìn những đất nước đang có chiến tranh thì sẽ thấy cái giá của người dân phải trả cho các con bài chính trị.
chuong xedap:"Nhưng xin thưa với bạn rằng bạn chỉ có thể đại diện cho chính bản thân mình để xin xỏ những việc cá nhân của mình thôi, không có chuyện xin visa mà nhờ người khác xin hộ nhé".
ReplyDeleteĐiều này xem ra không đúng!
He he he
DeleteChắc là Quốc tế cũng cấm ... khiếu kiện đông người !
Hic, đọc bài này rùi thì đúng là "há miệng mắc ... bác Hồ"
ReplyDeleteHe he nhưng tg bài viết còn wên liệt kê một sự tiếm danh phổ biến nhất của CHXHCNVN là "Tòa Án Nhân Dân". Có phiên tòa nào "nhân dân" được tự do vào coi kangarou xét xử không hè?
"may thang cho ban nuoc.tuj may dung nen noi va viet tieng me de cua tui tao nua.cut dj"
ReplyDeleteMình tình cờ thấy comment này trên Facebook, đoán chắc hoàn cảnh ra đời của nó là: Một dư luận viên trong lúc bức xúc, căm Trịnh Hữu Long quá mà không làm gì được, đã líu cả lưỡi lại mà chửi như thế.
Nói chung từ khi công bố bài này tới giờ, Trịnh Hữu Long đã làm khá nhiều dư luận viên và trẻ trâu tổn thọ vì bị khí uất sộc lên não.
Bác Trịnh Hữu Long "lấy gai lễ gai", "lấy độc trị độc" kiểu này thì Đông La hay Tây La, Nam La hoặc Bắc La cũng bó tay chấm com mà thầm la; Nhật Lệ hay Dạ Lệ, Mỹ Lệ hoặc Diễm Lệ cũng bờ-ai-sắc-bái mà rơi lệ.
ReplyDeletePhải chăng là rơi lệ khi:
Delete- Triều đình Huế nằm dưới ách đô hộ (một cách chính thức) của Pháp GIỐNG với chính phủ Việt nam - một chính phủ của 1 nước độc lập, có chủ quyền???
- Thỉnh cầu ngoại bang gây tổn hại cho 1 đất nước có chủ quyền GIỐNG với giành độc lập cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam???
- Phản đối 1 điều luật (258 BLHS) hoàn toàn phù hợp điều 19.3 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị???
- Cần tôn vinh hành động "cõng rắn cắn gà nhà", "rước voi về dày mả tổ"???
Anh có thấy mâu thuẫn ngay từ phần đầu bài không? "Tôi là người không phản đối nhóm Tuyên Bố 258 hay nhóm Phản Bác Tuyên Bố 258. Họ đều đang thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình. Ngay cả các dự luật được trình Quốc hội thông qua cũng có người bỏ phiếu thuận, người bỏ phiếu chống, thì việc một tuyên bố chính trị của nhóm 258 bị phản đối là bình thường.
ReplyDeleteVới tư cách là một người ủng hộ “Mạng lưới blogger Việt Nam” và Tuyên Bố 258, tôi muốn trao đổi lại với blogger Hoàng Thị Nhật Lệ và tác giả Đông La về một số lập luận của họ mà tôi cho là chưa thỏa đáng, để góp thêm một ý kiến vào cuộc tranh luận sôi nổi này".
"Không phản đối" không có nghĩa là "ủng hộ" bạn à. Tôi ủng hộ nhóm 258, nhưng tôi cũng ko phản đối nhóm phản bác. Tôi tôn trọng sự xuất hiện và quan điểm của họ, nhưng tôi ko đồng tình với quan điểm của họ
DeleteCám ơn tác giả đã có bài viết rất hay, đã nói giùm tôi nhiều điều muốn nói với tất cả các bên :-)
ReplyDelete