Những người lính dưới hai lá cờ
Hôm qua đi chợ Tết của người Việt ở Melbourne, đến nơi thì nhận ra mình đang bước vào một không gian hoàn toàn của lá cờ vàng. Lá cờ một thời của một nửa Việt Nam được giăng lên ở khắp nơi, và sự hiện diện của những người lính cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa là rất dễ nhận thấy. Hầu hết những người này đều từng vượt biên sau năm 1975 và từng sống trong những tại tị nạn ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Cá biệt có người vượt biển sang Philippines thì gặp nạn, được tàu của Nhật cứu và được đưa về Nhật sinh sống cho đến bây giờ.
Bước tới gian trưng bày của một hội trợ giúp những cựu quân nhân VNCH hiện bị thương tật, thấy những hình ảnh đầy đau thương của những người từng là lính. Không như những đồng đội đi vượt biên và đang sống thanh bình tại Úc, họ ở lại Việt Nam với cơ thể không còn lành lặn trong những túp lều lụp xụp. Không có một chương trình trợ giúp chính thức nào ở Việt Nam dành cho họ, chỉ có người Việt ở nước ngoài quan tâm. Điều này, dĩ nhiên là không hợp với bất kỳ đạo lý nào.
Ấy vậy nhưng nhiều người lính ở phía cờ đỏ cũng chẳng có thân phận khá hơn. Cuộc sống nghèo khổ bám riết lấy họ kể từ khi giải ngũ. Chế độ thương bệnh binh không giúp họ được nhiều, chưa kể nguồn quỹ này còn ít nhiều bị tham nhũng. Những quân nhân chiến thắng oai hùng ngày nào, giờ đây có khi đã bị đội cưỡng chế chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, và họ không có cách nào khác ngoài việc đem huân chương và bằng khen của Chủ tịch nước đi đòi công lý.
Một vài đồng đội của họ, cả phía cờ vàng lẫn cờ đỏ, thậm chí còn kém may mắn hơn, khi ngã xuống một cách vô danh trên những chiến trường biên giới, hải đảo. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền năm 1974, 1979 và 1988 vẫn là một vết mờ vô thừa nhận trong sách giáo khoa. Nấm mồ của họ không phải ở trong nghĩa trang, mà là trong sự im lặng đến tàn nhẫn của những người có trách nhiệm.
Xã hội đang ngày càng nhân bản hơn. Họ quan tâm đến thân phận những con người cụ thể hơn là thể chế. Và vì lý do đó, câu chuyện lá cờ trở nên không còn nhiều ý nghĩa. Rất tôn trọng và trân trọng những tình cảm mà mỗi người gửi gắm vào lá cờ của mình, nhưng vẫn phải nói rằng, những lá cờ vẫn ít nhiều ngăn trở con người đến với nhau.
Bước tới gian trưng bày của một hội trợ giúp những cựu quân nhân VNCH hiện bị thương tật, thấy những hình ảnh đầy đau thương của những người từng là lính. Không như những đồng đội đi vượt biên và đang sống thanh bình tại Úc, họ ở lại Việt Nam với cơ thể không còn lành lặn trong những túp lều lụp xụp. Không có một chương trình trợ giúp chính thức nào ở Việt Nam dành cho họ, chỉ có người Việt ở nước ngoài quan tâm. Điều này, dĩ nhiên là không hợp với bất kỳ đạo lý nào.
Ấy vậy nhưng nhiều người lính ở phía cờ đỏ cũng chẳng có thân phận khá hơn. Cuộc sống nghèo khổ bám riết lấy họ kể từ khi giải ngũ. Chế độ thương bệnh binh không giúp họ được nhiều, chưa kể nguồn quỹ này còn ít nhiều bị tham nhũng. Những quân nhân chiến thắng oai hùng ngày nào, giờ đây có khi đã bị đội cưỡng chế chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn, và họ không có cách nào khác ngoài việc đem huân chương và bằng khen của Chủ tịch nước đi đòi công lý.
Một vài đồng đội của họ, cả phía cờ vàng lẫn cờ đỏ, thậm chí còn kém may mắn hơn, khi ngã xuống một cách vô danh trên những chiến trường biên giới, hải đảo. Cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền năm 1974, 1979 và 1988 vẫn là một vết mờ vô thừa nhận trong sách giáo khoa. Nấm mồ của họ không phải ở trong nghĩa trang, mà là trong sự im lặng đến tàn nhẫn của những người có trách nhiệm.
Xã hội đang ngày càng nhân bản hơn. Họ quan tâm đến thân phận những con người cụ thể hơn là thể chế. Và vì lý do đó, câu chuyện lá cờ trở nên không còn nhiều ý nghĩa. Rất tôn trọng và trân trọng những tình cảm mà mỗi người gửi gắm vào lá cờ của mình, nhưng vẫn phải nói rằng, những lá cờ vẫn ít nhiều ngăn trở con người đến với nhau.
Comments
Post a Comment