Có nên dịch danh từ riêng của Trung Quốc sang tiếng Việt?

Mỗi lần viết các bài báo về Trung Quốc có sử dụng tài liệu tiếng Anh, mình đều được ban biên tập yêu cầu dịch tên người, tên địa danh Trung Quốc từ phiên âm quốc tế sang tiếng Việt. Ví dụ tỉnh Shanxi thì phải phiên thành "Sơn Tây". Điều này tạo ra rất nhiều bất tiện cho cả người viết lẫn người đọc, khi danh từ riêng của Trung Quốc trong tiếng Việt lại không đồng bộ với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Anh. Khó khăn sẽ đến khi chúng ta tìm cách google dữ liệu về các địa danh, nhân vật này. Mỗi khi muốn nói về một nhân vật Trung Quốc với người nước ngoài, mình thường phải tìm cách tả người thay vì đơn giản là gọi tên ông ta trong phiên âm quốc tế. 

Việc này có lẽ bắt nguồn từ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Trung trong tiếng Việt, cũng như một thời gian dài quen sử dụng phiên âm. Khắc phục sự bất tiện này không khó, chỉ cần báo chí khởi đầu bằng cách sử dụng phiên âm quốc tế rồi mở ngoặc chú thích tên thường gọi trong tiếng Việt là được, ví dụ: "tỉnh Shanxi (Sơn Tây)". Về sau mở rộng ra các danh từ riêng của các nước khác trên thế giới, vốn bị phiên âm một cách khá tùy tiện sang tiếng Việt, trong đó phần lớn do ảnh hưởng bởi việc dịch thuật từ tài liệu tiếng Trung Quốc. "Mở ngoặc" một thời gian như vậy, dần dần người đọc sẽ quen và không cần phiên âm tiếng Việt nữa. Quá trình bước ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc có thể chỉ cần bắt đầu từ một việc nho nhỏ như vậy. 

Comments

Popular posts from this blog

Trao đổi với Hoàng Thị Nhật Lệ và Đông La về Tuyên bố 258

Từ sông Tamsui nghĩ về sông Tô Lịch

Việt Tân