Hoa Sim ngày 17-2
"...Nếu em lên biên giới
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa...
Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương trong lòng nguời lính trẻ
Chờ ai nên tím ngát bồi hồi
giữa biên cương..."
Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông, ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa, 190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa - Ngọc Hồi.
Nửa triệu binh sĩ, dân công thuộc 9 quân đoàn chủ lực của quân đội Trung Quốc và nhiều lực lượng quân sự khác đã được Trung Quốc huy động.
5 giờ sáng ngày 17-2-1979, họ đồng loạt tấn công chúng ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh kéo dài một tháng này, họ đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, có lúc chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, giết hại 10.000 dân thường và phá hoại gần như hoàn toàn mùa màng cùng nhà cửa, gia súc của người dân biên giới.
Cũng trong một tháng khốc liệt đó, có ít nhất 10.000 người lính Việt Nam đã nằm xuống trên những ngọn đồi, mạch suối, chiến hào, cùng hàng vạn người khác bị thương. Họ đã ngoan cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi Tổ quốc, đẩy lùi những đoàn quân xâm lược vào ngày 18-3. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy bia mộ của họ ở khắp các nghĩa trang các tỉnh biên giới phía Bắc, hài cốt của nhiều người còn chưa được quy tập, thậm chí còn chưa bao giờ được tìm thấy. Họ vĩnh viễn hóa thân mình vào đất quê hương, vì hình hài xứ sở.
Vì nhiều lý do, họ đã không được tưởng nhớ một cách xứng đáng trong suốt 34 năm qua. Giới trẻ ngày nay thậm chí hầu như không còn khái niệm về năm 1979 và những người lính - có khi cũng trẻ như họ, đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không được phép để họ bị lãng quên cùng với những ký ức rời rạc của người già.
Ngày 16-2 vừa qua, một nhóm nhân sĩ, trí thức đã phát đi lời kêu gọi tưởng nhớ sự hy sinh của những người lính biên giới, với những hành động thiết thực:
Hãy cắm Hoa Sim trên bàn thờ vào ngày 17-2, hãy cắt hình Hoa Sim treo trước cửa mỗi nhà, hãy mang Hoa Sim tới nghĩa trang của các anh chị, hãy cài Hoa Sim ở ngực trái, hãy in Hoa Sim lên áo, hãy đặt Hoa Sim vào avatar, hãy hát về Hoa Sim, và về các anh, các chị...
Hơn bao giờ hết, hãy để cả dân tộc luôn nhớ về các anh, các chị như một cách chúng ta trân trọng lịch sử, như một cách để chúng ta trưởng thành.
Trịnh Hữu Long - Phạm Đoan Trang
Em sẽ gặp bạt ngàn hoa...
Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong
Sắc hoa sim yêu thương trong lòng nguời lính trẻ
Chờ ai nên tím ngát bồi hồi
giữa biên cương..."
Những ca từ đẹp đẽ và lãng mạn này của tác phẩm “Hoa sim biên giới” đã được nhạc sĩ Minh Quang sáng tác dựa trên cảm hứng từ chuyến công tác ở biên giới phía Bắc năm 1979 và hoàn chỉnh năm 1984, giữa thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Hoa. Không lâu trước chuyến công tác của ông, ngày 17-2-1979, những tiếng súng đầu tiên đã vang lên trên bầu trời biên giới phía Bắc Việt Nam, báo hiệu sự trở lại của những đoàn quân xâm lược Trung Hoa, 190 năm sau thất bại của họ trước quân đội Tây Sơn ở Đống Đa - Ngọc Hồi.
Nửa triệu binh sĩ, dân công thuộc 9 quân đoàn chủ lực của quân đội Trung Quốc và nhiều lực lượng quân sự khác đã được Trung Quốc huy động.
5 giờ sáng ngày 17-2-1979, họ đồng loạt tấn công chúng ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Trong cuộc chiến tranh kéo dài một tháng này, họ đã tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, có lúc chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, giết hại 10.000 dân thường và phá hoại gần như hoàn toàn mùa màng cùng nhà cửa, gia súc của người dân biên giới.
Cũng trong một tháng khốc liệt đó, có ít nhất 10.000 người lính Việt Nam đã nằm xuống trên những ngọn đồi, mạch suối, chiến hào, cùng hàng vạn người khác bị thương. Họ đã ngoan cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi Tổ quốc, đẩy lùi những đoàn quân xâm lược vào ngày 18-3. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy bia mộ của họ ở khắp các nghĩa trang các tỉnh biên giới phía Bắc, hài cốt của nhiều người còn chưa được quy tập, thậm chí còn chưa bao giờ được tìm thấy. Họ vĩnh viễn hóa thân mình vào đất quê hương, vì hình hài xứ sở.
Vì nhiều lý do, họ đã không được tưởng nhớ một cách xứng đáng trong suốt 34 năm qua. Giới trẻ ngày nay thậm chí hầu như không còn khái niệm về năm 1979 và những người lính - có khi cũng trẻ như họ, đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không được phép để họ bị lãng quên cùng với những ký ức rời rạc của người già.
Ngày 16-2 vừa qua, một nhóm nhân sĩ, trí thức đã phát đi lời kêu gọi tưởng nhớ sự hy sinh của những người lính biên giới, với những hành động thiết thực:
"Trong mỗi nhà, trên mỗi sạp hàng ở chợ, ở cửa hàng, ở lớp học, ở các nghĩa trang liệt sĩ, các tượng đài anh hùng cứu nước hay ở bất cứ nơi trang nghiêm nào có thể trên toàn quốc, hãy thắp lên một nén nhang, cắm một bông hoa hay một bình hoa, vòng hoa với dòng chữ: 'Tưởng nhớ những người con yêu của Tổ quốc đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc tại Biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa'.
Hãy viết hay dán dòng chữ đó trước cửa mỗi ngôi nhà, căn hộ của mỗi gia đình chúng ta."
(Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2013/02/16/1614-loi-keu-goi-nhan-ngay-17-2/)Để hưởng ứng lời kêu gọi đó, chúng tôi kêu gọi sử dụng biểu tượng Hoa Sim để tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới 1979. Xuất phát từ ca khúc nổi tiếng về những người lính trẻ mang tên “Hoa sim biên giới” của nhạc sĩ Minh Quang, chúng tôi cho rằng đó là biểu tượng gắn liền với những người lính biên cương và đã đi vào lòng người dân Việt Nam từ hàng chục năm qua.
Hãy cắm Hoa Sim trên bàn thờ vào ngày 17-2, hãy cắt hình Hoa Sim treo trước cửa mỗi nhà, hãy mang Hoa Sim tới nghĩa trang của các anh chị, hãy cài Hoa Sim ở ngực trái, hãy in Hoa Sim lên áo, hãy đặt Hoa Sim vào avatar, hãy hát về Hoa Sim, và về các anh, các chị...
Hơn bao giờ hết, hãy để cả dân tộc luôn nhớ về các anh, các chị như một cách chúng ta trân trọng lịch sử, như một cách để chúng ta trưởng thành.
Trịnh Hữu Long - Phạm Đoan Trang
Comments
Post a Comment