“Dân ngoại tỉnh” và người Hà Nội
Tạp chí LifeStyle - Sự phân biệt giữa người Hà Nội và người ngoại tỉnh là hiện tượng có thật nhưng dường như đã bị thổi phồng một cách thái quá. Khoét sâu vào sự khác biệt vùng miền, rất tiếc, lại không thể lý giải được căn nguyên sự xói mòn của văn hóa Hà Nội.
Những người từ các tỉnh, thành khác đến sống ở Hà Nội thường không xa lạ với cụm từ “dân ngoại tỉnh”, hoặc “bọn ngoại tỉnh”. Cụm từ này được sử dụng khi người ta cố khái quát hóa một vài đặc điểm mang tính chất vùng miền, mà trong đó dường như chứa đựng sự đề cao người Hà Nội và quy kết những khuyết tật ở đô thị này cho những người nhập cư.
Một số cô gái, chàng trai Hà Nội trót yêu người ngoại tỉnh có thể sẽ khó giải thích với người yêu mình về thái độ không hài lòng của các bậc phụ huynh. Trường hợp của chị Mai Anh, 26 tuổi, ở phố Huế là một ví dụ. Mối tình của chị với một người bạn trai quê ở Hà Nam đã không thể đi đến một kết cục tốt đẹp nào, mà một trong những nguyên nhân chính là sự ngăn cản của bố mẹ cô. Trong sự kỳ vọng có phần sắp đặt của họ, cô dường như không thể lập gia đình với ai khác ngoài những chàng trai Hà Thành, vốn gần gũi hơn với gia đình cô cả về văn hóa lẫn điều kiện kinh tế.
Trao đổi về đề tài này, anh Nguyễn Hải, người Bắc Giang, Giám đốc Truyền thông tại một tập đoàn công nghệ lớn tại Hà Nội cho rằng: “Sự phân biệt là có thật. Chuyện đó xuất phát từ các phụ huynh Hà Nội là một phần, nhưng bản thân một số bạn gái Hà Nội cũng có tâm lý e ngại lấy chồng ngoại tỉnh, vì quan niệm ‘gái theo chồng’. Với các bạn nam thì chuyện này có vẻ ít hơn”.
“Sự phân biệt thể hiện thường xuyên nhất là chuyện người ta để ý biển số xe của nhau khi đi đường” - anh Hải cho biết thêm - “Ai có biển số Hà Nội (29-30-31) sẽ được đối xử một kiểu, ai có biển ngoại tỉnh sẽ được đối xử theo một kiểu khác. Trường hợp xảy ra va quệt, một số người Hà Nội sẽ lôi cả tỉnh của người kia ra để chửi”.
Còn chị Mai Hạnh, biên tập viên của một tòa báo ở Hà Nội, lại có một trải nghiệm khác: “Một số bạn bè người Hà Nội nhờ tôi giới thiệu nhân viên hoặc người giúp việc cho họ, nhưng lưu ý rằng không tuyển người Thanh Hóa hoặc người Nghệ An, với lý do ‘cái bọn đấy thế này, cái bọn đấy thế kia’. Khi biết tôi là người Thanh Hóa, họ cũng ngượng và lập tức xin lỗi. Đó cũng là một kiểu phân biệt”.
Người nhập cư tự kỷ ám thị
Thời gian gần đây, đề tài về sự kỳ thị, thậm chí là sự mạt sát mà người Hà Nội dành cho người nhập cư trở nên nóng bỏng trên các diễn đàn báo chí. Điều này dường như tạo ra cho độc giả ngoại tỉnh một cảm giác rằng, quả thực người Hà Nội không chào đón họ. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như thế.
Mặc dù thừa nhận có sự phân biệt nhất định, nhưng chị Mai Hạnh cho rằng, sự nóng bỏng của đề tài này thời gian vừa qua là kết quả của một nỗ lực “bơm thổi” của một vài tờ báo nhằm mục đích thu hút bạn đọc, hơn là sự phản ánh đúng mức độ và tính chất của hiện tượng này.
“Thực ra phần nhiều người Hà Nội bây giờ có bố mẹ, hoặc ông bà là người từ các địa phương khác đến định cư ở Hà Nội từ vài chục năm nay, nên nếu nói có sự phân biệt cũng không hoàn toàn chính xác. Các bạn bè người Hà Nội của tôi vẫn giao lưu và lập gia đình với người ngoại tỉnh một cách bình thường” - chị Mai Hoa cho biết.
Mặc dù đã sống ở Hà Nội gần 15 năm, nhưng anh Nguyễn Hải cũng không cảm nhận được một cách thực sự rõ ràng về một sự phân biệt đối xử hay sự kỳ thị đáng kể nào từ phía những người Hà Nội. “Hiện tượng kỳ thị là rất ít, có thể nói là cá biệt. Có lẽ người ngoại tỉnh bị tự kỷ ám thị là phần nhiều. Một số người họ tự ti, tự co cụm, tự cô lập mình, không chủ động hòa nhập với lối sống ở Hà Nội, thậm chí gây ra nhiều rắc rối và hành xử kém văn hóa. Như vậy thì dù có ở nơi nào họ cũng bị phân biệt, chứ không cứ gì ở Hà Nội. Mà thực ra là tự họ phân biệt” - anh Hải cho biết.
Lý giải về hiện tượng phân biệt vùng miền trong tuyển dụng, anh Hải cho rằng, người Hà Nội có lợi thế sân nhà nên chuyện họ được ưu tiên hơn trong tuyển dụng là đương nhiên.
“Ít nhất họ cũng thành thạo đường xá Hà Nội và hiểu về Hà Nội nhiều hơn người ngoại tỉnh. Do có gia đình, nhà cửa ở Hà Nội, họ cũng bớt được gánh nặng về chuyện thuê nhà và áp lực tài chính để có thể chuyên tâm cho công việc hơn. Điều quan trọng hơn cả là họ có những kỹ năng mềm và văn hóa thành thị rất cần thiết cho công việc mà phần đông người ngoại tỉnh không có, như giao tiếp, khiêu vũ, cách tiếp cận với các giá trị văn minh mới. Vậy thì giữa hai người có trình độ như nhau, tôi phải chọn người Hà Nội chứ” - anh Hải nói.
Người nhập cư có làm xói mòn văn hóa Hà Nội?
Ở một góc cạnh khác của những va chạm văn hóa giữa người Hà Nội và người ngoại tỉnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình lại có những trải nghiệm khác.
Năm nay 62 tuổi, là cháu nội của nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh - người góp công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, ông Bình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hà Nội có truyền thống. Trò chuyện với phóng viên trên bộ trường kỷ hơn 100 năm tuổi của gia đình, ông Bình bày tỏ sự tiếc nuối đối với những giá trị gắn với văn hóa Hà Nội xưa. Từ văn hóa thưa gửi, đi đứng, nói năng, đến cách sắp đặt mâm cơm một cách hết sức cầu kỳ và đẹp mắt, đến sự tinh tế và công phu trong việc chế biến mỗi món ăn đều được ông mô tả như những đặc sắc đã không còn được tìm thấy ở Hà Nội. Văn hóa Hà Nội xưa cũng không có chỗ cho những câu chửi bậy.
“Tôi cho rằng không có sự kỳ thị hay phân biệt nào từ phía người Hà Nội đối với người nhập cư cả. Từ hơn nửa thế kỷ trước rất nhiều người từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... đã đến Hà Nội lập nghiệp và giành được sự kính trọng của không những người Hà Nội. Ngày nay họ đang là những học giả lớn, đáng kính của cả nước. Văn hóa Hà Nội xưa có bị xói mòn đi cũng không phải lỗi của người nhập cư. Một số người đổ lỗi cho người nhập cư là hoàn toàn sai lầm” - ông Bình nói.
Theo lý giải của ông Bình, sức ép của hai cuộc chiến tranh và những chính sách thời chiến đã xác lập những hành xử văn hóa khác, nơi người ta cần giữ được mạng sống, cần ăn no và cần an toàn về chính trị, chứ không cần những nét đẹp văn hóa vốn có của Hà Nội nữa. Và như vậy những nét văn hóa đó dần mất đi.
“Nhập cư là vấn đề của mọi đô thị, mọi thời đại, chứ không riêng gì Hà Nội và không riêng gì ngày nay. Việc văn hóa Hà Nội xưa có mất đi, Hà Nội ngày nay có trở nên nhếch nhác hơn, lộn xộn hơn, không phải lỗi của người nhập cư. Đó là lỗi từ phía chính sách. Chúng ta không có một quy hoạch đô thị tốt, không có những chính sách tốt về văn hóa và đặc biệt thực thi pháp luật yếu kém thì làm sao giữ được bản sắc gì” - ông nói.
Bài đăng trên tạp chí Life & Style, số 64, tháng 10-2012.
Những người từ các tỉnh, thành khác đến sống ở Hà Nội thường không xa lạ với cụm từ “dân ngoại tỉnh”, hoặc “bọn ngoại tỉnh”. Cụm từ này được sử dụng khi người ta cố khái quát hóa một vài đặc điểm mang tính chất vùng miền, mà trong đó dường như chứa đựng sự đề cao người Hà Nội và quy kết những khuyết tật ở đô thị này cho những người nhập cư.
Một số cô gái, chàng trai Hà Nội trót yêu người ngoại tỉnh có thể sẽ khó giải thích với người yêu mình về thái độ không hài lòng của các bậc phụ huynh. Trường hợp của chị Mai Anh, 26 tuổi, ở phố Huế là một ví dụ. Mối tình của chị với một người bạn trai quê ở Hà Nam đã không thể đi đến một kết cục tốt đẹp nào, mà một trong những nguyên nhân chính là sự ngăn cản của bố mẹ cô. Trong sự kỳ vọng có phần sắp đặt của họ, cô dường như không thể lập gia đình với ai khác ngoài những chàng trai Hà Thành, vốn gần gũi hơn với gia đình cô cả về văn hóa lẫn điều kiện kinh tế.
Trao đổi về đề tài này, anh Nguyễn Hải, người Bắc Giang, Giám đốc Truyền thông tại một tập đoàn công nghệ lớn tại Hà Nội cho rằng: “Sự phân biệt là có thật. Chuyện đó xuất phát từ các phụ huynh Hà Nội là một phần, nhưng bản thân một số bạn gái Hà Nội cũng có tâm lý e ngại lấy chồng ngoại tỉnh, vì quan niệm ‘gái theo chồng’. Với các bạn nam thì chuyện này có vẻ ít hơn”.
“Sự phân biệt thể hiện thường xuyên nhất là chuyện người ta để ý biển số xe của nhau khi đi đường” - anh Hải cho biết thêm - “Ai có biển số Hà Nội (29-30-31) sẽ được đối xử một kiểu, ai có biển ngoại tỉnh sẽ được đối xử theo một kiểu khác. Trường hợp xảy ra va quệt, một số người Hà Nội sẽ lôi cả tỉnh của người kia ra để chửi”.
Còn chị Mai Hạnh, biên tập viên của một tòa báo ở Hà Nội, lại có một trải nghiệm khác: “Một số bạn bè người Hà Nội nhờ tôi giới thiệu nhân viên hoặc người giúp việc cho họ, nhưng lưu ý rằng không tuyển người Thanh Hóa hoặc người Nghệ An, với lý do ‘cái bọn đấy thế này, cái bọn đấy thế kia’. Khi biết tôi là người Thanh Hóa, họ cũng ngượng và lập tức xin lỗi. Đó cũng là một kiểu phân biệt”.
Người nhập cư tự kỷ ám thị
Thời gian gần đây, đề tài về sự kỳ thị, thậm chí là sự mạt sát mà người Hà Nội dành cho người nhập cư trở nên nóng bỏng trên các diễn đàn báo chí. Điều này dường như tạo ra cho độc giả ngoại tỉnh một cảm giác rằng, quả thực người Hà Nội không chào đón họ. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn như thế.
Mặc dù thừa nhận có sự phân biệt nhất định, nhưng chị Mai Hạnh cho rằng, sự nóng bỏng của đề tài này thời gian vừa qua là kết quả của một nỗ lực “bơm thổi” của một vài tờ báo nhằm mục đích thu hút bạn đọc, hơn là sự phản ánh đúng mức độ và tính chất của hiện tượng này.
“Thực ra phần nhiều người Hà Nội bây giờ có bố mẹ, hoặc ông bà là người từ các địa phương khác đến định cư ở Hà Nội từ vài chục năm nay, nên nếu nói có sự phân biệt cũng không hoàn toàn chính xác. Các bạn bè người Hà Nội của tôi vẫn giao lưu và lập gia đình với người ngoại tỉnh một cách bình thường” - chị Mai Hoa cho biết.
Mặc dù đã sống ở Hà Nội gần 15 năm, nhưng anh Nguyễn Hải cũng không cảm nhận được một cách thực sự rõ ràng về một sự phân biệt đối xử hay sự kỳ thị đáng kể nào từ phía những người Hà Nội. “Hiện tượng kỳ thị là rất ít, có thể nói là cá biệt. Có lẽ người ngoại tỉnh bị tự kỷ ám thị là phần nhiều. Một số người họ tự ti, tự co cụm, tự cô lập mình, không chủ động hòa nhập với lối sống ở Hà Nội, thậm chí gây ra nhiều rắc rối và hành xử kém văn hóa. Như vậy thì dù có ở nơi nào họ cũng bị phân biệt, chứ không cứ gì ở Hà Nội. Mà thực ra là tự họ phân biệt” - anh Hải cho biết.
Lý giải về hiện tượng phân biệt vùng miền trong tuyển dụng, anh Hải cho rằng, người Hà Nội có lợi thế sân nhà nên chuyện họ được ưu tiên hơn trong tuyển dụng là đương nhiên.
“Ít nhất họ cũng thành thạo đường xá Hà Nội và hiểu về Hà Nội nhiều hơn người ngoại tỉnh. Do có gia đình, nhà cửa ở Hà Nội, họ cũng bớt được gánh nặng về chuyện thuê nhà và áp lực tài chính để có thể chuyên tâm cho công việc hơn. Điều quan trọng hơn cả là họ có những kỹ năng mềm và văn hóa thành thị rất cần thiết cho công việc mà phần đông người ngoại tỉnh không có, như giao tiếp, khiêu vũ, cách tiếp cận với các giá trị văn minh mới. Vậy thì giữa hai người có trình độ như nhau, tôi phải chọn người Hà Nội chứ” - anh Hải nói.
Người nhập cư có làm xói mòn văn hóa Hà Nội?
Ở một góc cạnh khác của những va chạm văn hóa giữa người Hà Nội và người ngoại tỉnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình lại có những trải nghiệm khác.
Năm nay 62 tuổi, là cháu nội của nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh - người góp công lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, ông Bình được sinh ra và lớn lên trong một gia đình Hà Nội có truyền thống. Trò chuyện với phóng viên trên bộ trường kỷ hơn 100 năm tuổi của gia đình, ông Bình bày tỏ sự tiếc nuối đối với những giá trị gắn với văn hóa Hà Nội xưa. Từ văn hóa thưa gửi, đi đứng, nói năng, đến cách sắp đặt mâm cơm một cách hết sức cầu kỳ và đẹp mắt, đến sự tinh tế và công phu trong việc chế biến mỗi món ăn đều được ông mô tả như những đặc sắc đã không còn được tìm thấy ở Hà Nội. Văn hóa Hà Nội xưa cũng không có chỗ cho những câu chửi bậy.
“Tôi cho rằng không có sự kỳ thị hay phân biệt nào từ phía người Hà Nội đối với người nhập cư cả. Từ hơn nửa thế kỷ trước rất nhiều người từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,... đã đến Hà Nội lập nghiệp và giành được sự kính trọng của không những người Hà Nội. Ngày nay họ đang là những học giả lớn, đáng kính của cả nước. Văn hóa Hà Nội xưa có bị xói mòn đi cũng không phải lỗi của người nhập cư. Một số người đổ lỗi cho người nhập cư là hoàn toàn sai lầm” - ông Bình nói.
Theo lý giải của ông Bình, sức ép của hai cuộc chiến tranh và những chính sách thời chiến đã xác lập những hành xử văn hóa khác, nơi người ta cần giữ được mạng sống, cần ăn no và cần an toàn về chính trị, chứ không cần những nét đẹp văn hóa vốn có của Hà Nội nữa. Và như vậy những nét văn hóa đó dần mất đi.
“Nhập cư là vấn đề của mọi đô thị, mọi thời đại, chứ không riêng gì Hà Nội và không riêng gì ngày nay. Việc văn hóa Hà Nội xưa có mất đi, Hà Nội ngày nay có trở nên nhếch nhác hơn, lộn xộn hơn, không phải lỗi của người nhập cư. Đó là lỗi từ phía chính sách. Chúng ta không có một quy hoạch đô thị tốt, không có những chính sách tốt về văn hóa và đặc biệt thực thi pháp luật yếu kém thì làm sao giữ được bản sắc gì” - ông nói.
Bài đăng trên tạp chí Life & Style, số 64, tháng 10-2012.
Vô tình đọc những bài viết của anh Long và rất thích! Giọng viết sắc sảo và cực kỳ lôi cuốn! Chúc anh tay cứng đá mềm!
ReplyDelete